Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất tại Đông Nam Á. Với số lượng người mua hàng trực tuyến tăng nhanh chóng, việc bán hàng trên Shopee trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp, cá nhân muốn tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong bài viết này, Passio sẽ gửi đến bạn cách bán hàng online trên Shopee từ A đến Z cho người mới bắt đầu nhé.
3 điều nên biết trước khi bán hàng trên Shopee #
Trước khi thực hiện bán hàng trên Shopee, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Các loại phí khi bán hàng trên Shopee #
Shopee sẽ tính phí khi bạn đang bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) này. Hiện tại, Shopee sẽ tính 3 loại phí chính, cụ thể như sau:
Phí thanh toán #
Áp dụng: Tất cả nhà bán hàng trên Shopee có giao dịch bán sản phẩm/sử dụng dịch vụ của người bán thành công qua Shopee. Hoặc đơn phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được người bán/Shopee hoàn trả tiền cho người mua (trừ trường hợp lý do hoàn trả là chưa nhận được hàng).
Theo đó, mức phí thanh toán của Shopee áp dụng từ ngày 02/01/2023 (bao gồm VAT) như sau:
Phí cố định #
Áp dụng: Tất cả giao dịch bán sản phẩm/sử dụng dịch vụ của người bán thành công qua Shopee. Hoặc đơn phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được người bán/Shopee hoàn trả tiền cho người mua (trừ trường hợp lý do hoàn trả là chưa nhận được hàng).
Phí cố định được áp dụng như sau:
Đối với người bán hàng bình thường
Phí cố định 3% (bao gồm VAT). Khi các nhà bán hàng tham gia vào một trong những gói dịch vụ như Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus, Voucher Xtra sẽ được miễn phí toàn bộ phí cố định trong thời gian tham gia.
Đối với nhà bán hàng thuộc Shopee Mall
Mỗi ngành hàng, sản phẩm sẽ có phí cố định khác nhau với công thức tính như sau:
Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng * tỷ lệ phần trăm cố định (Đã bao gồm VAT)
Phí dịch vụ #
Bên cạnh 2 loại phí trên, Shopee cũng sẽ tính thêm phí dịch vụ đối với những người bán sử dụng gói Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus, Voucher Xtra. Khoản phí này sẽ tự động cấn trừ vào tài khoản của nhà bán hàng khi đơn hàng được hoàn thành. Loại phí này được tính như sau:
Đối với dịch vụ Voucher Xtra
Đối với dịch vụ Freeship Xtra
Đối với dịch vụ Freeship Xtra Plus
Các sản phẩm không được bán trên Shopee #
Trước khi tìm hiểu các cách bán hàng online trên Shopee như thế nào, bạn cũng cần lưu ý về những sản phẩm không được bán trên Shopee. Shopee sẽ không cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho những sản phẩm thuộc danh sách cấm bán, sản phẩm giả/nhái và sản phẩm Spam trên nền tảng này. Cụ thể, danh sách các sản phẩm cấm bán trên Shopee chi tiết như sau:
Chính sách vận chuyển của Shopee #
Bên cạnh những quy định trên, bạn cũng cần tìm hiểu về chính sách tồn kho, vận chuyển và quản lý đơn hàng của Shopee cụ thể như thế nào. Bạn có thể tham khảo nội dung này tại mục Các quy định liên quan đến quản lý vận chuyển, xử lý tồn kho, đơn hàng của Shopee.
Cách bán hàng online trên Shopee #
Vậy, cách bán hàng online trên Shopee nên bắt đầu như thế nào? Dưới đây sẽ là những bước hướng dẫn cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phần này. Bạn có thể theo dõi hướng dẫn chi tiết của Shopee tại trang banhang.shopee.vn. Hoặc theo dõi ngay phần hướng dẫn ngắn gọn sau đây:
Đăng ký tài khoản #
Đầu tiên, để bán hàng trên Shopee, bạn cần có tài khoản trên sàn thương mại điện tử này. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy truy cập vào Shopee.vn, bấm vào phần Đăng ký và điền đầy đủ theo hướng dẫn để mở tài khoản Shopee của mình.
Sau khi đã đăng ký, hệ thống sẽ gửi mã xác minh qua số điện thoại của bạn để hoàn tất. Vì vậy, hãy lưu ý sử dụng số điện thoại chính chủ hoặc số mình thường xuyên sử dụng để hoàn tất bước đăng ký này.
Thiết lập gian hàng #
Sau khi đã có tài khoản, bạn có thể bắt đầu thiết lập gian hàng của mình. Với bước này, bạn nên chuẩn bị những tài nguyên như sau:
- Logo của cửa hàng hoặc ảnh đại diện.
- Ảnh, thông tin của các sản phẩm để thực hiện cập nhật thông tin những sản phẩm đó.
- Địa chỉ kho hàng.
- Tài khoản ngân hàng nhận thanh toán.
Sau khi đã có những thông tin này, bạn thực hiện các bước sau:
Đăng bán sản phẩm #
Sau khi đã hoàn tất những thông tin cơ bản ở trên, bạn có thể truy cập vào mục Quản lý sản phẩm để bắt đầu thêm các sản phẩm/dịch vụ của mình lên sàn thương mại điện tử này. Quá trình đăng sản phẩm cần lưu ý:
- Đầu tiên, bạn bấm vào mục “Thêm sản phẩm”, nhập tên sản phẩm và chọn tên ngành hàng để tiếp tục. Bạn có thể đặt tên sản phẩm theo công thức Tên Sản phẩm – Thương hiệu – Đặc điểm – mã sản phẩm để thu hút khách hàng tốt hơn.
- Lưu ý không viết hoa toàn bộ sản phẩm, tránh sử dụng những ký tự không phù hợp, không cần thiết.
- Hệ thống chuyển qua phần “thông tin cơ bản” về sản phẩm. Mỗi sản phẩm có thể đăng tối đa 9 hình ảnh, 1 video, bao gồm cả ảnh bìa sản phẩm. Tại mục này, bạn cần điền đầy đủ những thông tin theo yêu cầu từ Shopee để hoàn tất quá trình đăng bán sản phẩm.
- Lựa chọn hình ảnh rõ nét, bắt mắt để thu hút khách hàng tốt hơn.
Trang trí gian hàng #
Đây là một tính năng mà Shopee cung cấp cho nhà bán hàng để có thể thu hút người dùng và tăng doanh thu tốt hơn. Bạn có thể tùy chỉnh thiết kế, sắp xếp sản phẩm và trang trí gian hàng của mình theo phong cách riêng. Điều này sẽ giúp gian hàng của bạn tạo ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Quảng bá sản phẩm #
Shopee hiện cũng đang cung cấp nhiều chương trình giúp nhà bán hàng quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng hiệu quả hơn. Vì vậy, theo dõi các chương trình quảng bá sẽ là một cách bán hàng online trên Shopee giúp bạn đẩy doanh số tăng trưởng tốt hơn.
Bên cạnh đó, Shopee cũng cho phép các Nhà bán hàng chạy quảng cáo trên nền tảng này. Vì vậy, bạn cũng có thể tham khảo hình thức quảng bá này để giúp tăng trưởng doanh số tốt hơn nhé.
3 thách thức khi bán hàng trên Shopee #
Tương tự với bất kỳ hình thức nào, khi lựa chọn bán hàng trên Shopee, bạn cũng sẽ gặp một số thách thức nhất định. Để áp dụng cách bán hàng online trên Shopee ở trên thành công, bạn cũng nên nắm rõ về những thách thức khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Bao gồm:
Thách thức 1: Cạnh tranh khốc liệt #
Khi bán hàng trên Shopee, bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà bán hàng khác. Với hàng trăm, hàng ngàn cửa hàng trên Shopee, việc thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng cũ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Để vượt qua thách thức này, bạn cần phải cải thiện chất lượng sản phẩm của mình, tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, cung cấp dịch vụ tốt nhất và tăng tính tương tác với khách hàng.
Thách thức 2: Quản lý hàng hoá và kho hàng #
Một thách thức khác đối với các nhà bán hàng trên Shopee là quản lý hàng hoá và kho hàng. Bạn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình được lưu trữ và quản lý tốt để tránh tình trạng hết hàng hoặc giao hàng chậm trễ.
Hơn nữa, việc quản lý đơn hàng và xử lý đơn hàng trở nên phức tạp hơn khi bạn có nhiều đơn hàng cùng một lúc. Để giải quyết thách thức này, bạn nên sử dụng các công cụ quản lý kho hàng và đơn hàng để giảm thiểu tình trạng lỗi và xử lý đơn hàng nhanh chóng.
Thách thức 3: Điều chỉnh chiến lược bán hàng #
Shopee là một nền tảng đa dạng, vì vậy để bán hàng hiệu quả, bạn cần phải điều chỉnh chiến lược bán hàng của mình để phù hợp với từng loại sản phẩm và từng đối tượng khách hàng.
Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và tìm ra những cách tiếp cận mới để thu hút khách hàng. Để đối phó với thách thức này, bạn cần phải có một kế hoạch chiến lược bán hàng rõ ràng và linh hoạt.
Hy vọng cẩm nang từ A – Z về cách bán hàng online trên Shopee trong bài viết ngày hôm nay của Passio sẽ giúp ích cho bạn. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay vào Passio.eco để bắt đầu thiết kế web bán hàng online của mình.
Với Passio.eco, bạn chỉ mất 3 phút để tạo website bán hàng. Bên cạnh đó, Passio còn cung cấp hơn 100+ mẫu thiết kế web để bạn có thể lựa chọn, phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Từ đó giúp web bán hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp, thu hút khách hàng hơn.
Tìm hiểu ngay: Cách tạo 1 trang web bán hàng online miễn phí, chuyên nghiệp cùng Passio Page
Đăng ký và trải nghiệm ngay Passio Page TẠI ĐÂY.
Nhanh tay tải và trải nghiệm ngay Passio Ecomobi tại: